Microphone là gì? Các loại micro phổ biến hiện nay

Micro  là gì? Cách hoạt động và phân biệt các loại Micro. Micro là thiết bị được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày nhưng bạn đã biết rõ hết về các loại micro thông dụng hay chưa? Cùng theo dõi ngay để xem micro là gì, cấu tạo và cách phân biệt các loại micro trên thị trường nhé!

Micro là gì?

Microphone hay micro hay mic  là một thiết bị hoạt động có tính năng hỗ trợ thu âm thanh hay vốn được mọi người gọi là mic. Micro là vị trí chính giữa của nguồn âm và người nghe. Nguồn âm chính là những người cầm micro và nói những điều cần nói và âm thanh phát ra, còn người nghe là những khán giả.

Micro có thể nói là một loại cảm biến để chuyển đổi âm thanh sang chế độ tín hiệu điện để từ đó xử lý âm thanh để có chất lượng âm thanh tốt hơn. Micro thường được sử dụng trong dàn karaoke, điện thoại, các phòng thu,…

Sơ lược về các bộ phận cấu tạo của mic

Đặc điểm cấu tạo của Mic như sau:

Bộ phận cấu tạo bên ngoài Mic

Mic có cấu tạo bên ngoài gồm 3 bộ phận đầu – thân – cuối. Trong đó:

Phần đầu: dùng để bảo vệ các bộ phận bên trong, thường được thiết kế có lưới tròn chụp đầu lại. Vị trí thu nguồn âm thanh

Phần thân: thường là phần dùng để cầm mic khi sử dụng. Cấu tạo phần thân có các nút bật lên bật xuống để mở và tắt Micro.

Phần cuối: nơi để bỏ pin (với Micro không dây), hoặc nơi để jack cắm vào điện (với mic có dây)

Cách thức hoạt động của Microphone

Nguyên lý hoạt động cơ bản của Mic là dựa trên sự dao động của sóng âm ra tín hiệu điện (qua lớp tụ điện hoặc màng rung nam châm).

Cụ thể, âm thanh khi truyền đến bộ phận màng rung => phản hồi lên cuộn dây =>  từ trường tạo ra từ cuộn dây và nam châm vĩnh cửu sẽ đẩy nhau tạo ra một dòng điện. Lúc này, dòng điện ấy sẽ lập tức truyền qua dây dẫn tới đầu Amply để khuếch đại ra loa và tạo ra âm thanh đến tai người nghe.

Công dụng của Microphone

Micro dùng để thu âm thanh giúp hỗ trợ người dùng có thể phát âm thanh lớn hơn. Micro chuyển âm thanh thành tín hiệu điện rồi khuếch đại ra thông qua loa. Ngoài ra còn có thể ứng dụng để thu tiếng bên ngoài và tạo thành âm thanh digital để phát thông qua file MP3, AAC hoặc âm thanh trong video. Âm thanh thu bằng Microphone sẽ có các cường độ khác nhau, dựa vào các cường độ này có thể dùng để phân tích âm thanh hoặc sử dụng làm công nghệ chống ồn chủ động.

Đối tượng sử dụng micro rất đa dạng, có thể là ca sĩ, nhà diễn thuyết, MC hay cả những gia đình thích hát karaoke. Ngoài ra, công dụng của micro giúp thu âm bài hát của ca sĩ và đặc biệt là đài phát thanh cho phát viên truyền hình.

 

Đặc điểm kỹ thuật cơ bản của Microphone

Khi tìm hiểu về Mic là gì thì không thể bỏ qua những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của thiết bị này. Trong đó, các yếu tố kỹ thuật

Khả năng định hướng

Tính định hướng sẽ quyết định đến hướng thu sóng âm vào của Mic. Theo đó, micro đa hướng dễ dàng hút sóng âm ở mọi hướng xung quanh micro (trái, phải, trước, sau…). Loại này dùng tốt khi hát karaoke, ca sĩ hát trên sân khấu, thuyết trình. Còn loại Mic định hướng là chỉ hút được âm thanh ở những hướng nhất định, dùng phổ biến cho Micro cài áo.

Dải tần đáp ứng

Dải tần đáp ứng sẽ thể hiện dải tần số mic thu hoặc phát được. Dùng để thể hiện khoảng âm thanh cao nhất và thấp nhất mà Mic có thể thu.

Trường hợp dải tần rộng nghĩa là Mic thể hiện được các âm thanh trầm sâu hơn giúp phát ra âm thanh nghe ấm và dễ dàng phát được các âm thanh cao. Hầu hết các mic thường sở hữu thông số này trong khoảng 20Hz-20KHz.

Độ nhạy của Mic

Được hiểu là độ lớn của tín hiệu âm thanh mà Microphone có thể thu vào. Những loại Mic nhạy hơn sẽ có khả năng hút xa hơn và ngược lại. Độ nhạy được tính theo đơn vị “dB” với 2 tiêu chuẩn chính:

Tiêu chuẩn 1:0 dB = 1 mW/pascal

Tiêu chuẩn 2:0 dB = 1 mW/microbar

Với cùng 1 tiêu chuẩn, mic nào có giá trị độ nhạy lớn hơn thì sẽ nhạy hơn.

Cách phân loại micro phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại micro khác nhau. Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà họ sẽ phân chia các loại micro thành nhiều loại. Dưới đây là 4 nhóm micro phổ biến nhất hiện nay mà bạn cần phân biệt:

Dựa theo nguyên lý hoạt động

Micro điện động (Dynamic)

Micro điện dung (Condenser)

Micro áp điện (Piezo)

Dựa vào công dụng

Micro vocal (Dùng cho người hát)

Micro thu âm

Micro phát biểu (micro cổ ngỗng)

Micro nhạc cụ

Micro hội nghị

Dựa theo nhu cầu của người dùng

Micro đeo tai

Micro cài áo

Micro không dây

Micro có dây

Phân loại theo tính định hướng

Micro đa hướng

Micro định hướng

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn micro là gì? Cấu tạo và các cách phân loại micro phổ biến trên thị trường hiện nay.

Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về micro và chọn được cho mình chiếc micro thích hợp với nhu cầu sử dụng. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *